25.12.13

10 món ngon đường phố hấp dẫn tại Thái Lan

(du lich han quoc)

Xôi xoài

xoi-xoai-4301-1387859787.jpg

Món xôi đơn giản mà ngon miệng.

Gạo nấu xôi là loại nếp ngon, hạt đều. Để xôi được dẻo và có mùi thơm đặc trưng, người ta trộn thêm nước cốt dừa, một chút đường, một chút muối. Xoài ăn kèm xôi là những miếng má xoài mập mạp, chín đều, có vị chua chua ngọt ngọt. Một đĩa xôi xoài hấp dẫn gồm xôi trắng dàn mỏng, má xoài cắt miếng vừa ăn, chút nước cốt dừa và vừng rang thơm lên trên.

Bánh dừa

banh-dua-nuong-1746-1387859788.jpg

Thơm ngon bánh dừa.

Món ăn vặt này được làm từ bột mì và nước cốt dừa nướng trên các khay tròn nhỏ. Trên mặt bánh rắc một chút hẹ tây hoặc ngô ngọt cho thêm phần đẹp mắt và làm trung hòa độ ngọt béo của nước cốt dừa. Chắc chắn du khách sẽ bị thu hút bởi mùi thơm ngào ngạt từ những chiếc bánh nhỏ xinh này. Món bánh dừa được bán trên các xe đẩy ở các con hẻm hay chợ trời Thái Lan.

Dừa nướng

coconut-2249-1387859788.jpg

Dừa nướng ngọt lịm.

Dừa nướng hay còn gọi là dừa xiêm đơn giản là đem quả dừa tươi nướng trên bếp lửa khiến cho nước dừa ngọt đậm đà và rất thơm. Tuy nhiên phần cùi dừa chín tái sẽ mềm và ăn không ngon như dừa tươi.

Bánh chuối nướng

banh-chuoi-nuong-5522-1387859788.jpg

Bánh chuối nướng qua cơn đói bụng.

Người ta dùng chuối tây chín thái miếng trộn với trứng gà đánh đều, sau đó dàn đều lên trên trên một lớp bột nhào mỏng tang, gấp 4 góc rồi lật qua lật lại cho đến khi bánh chín đều. Khi bánh chín người bán rắc lên bánh chút sữa đặc béo ngậy. Mùi thơm quyến rũ. Thêm vào đó quan sát những người bán trình diễn kỹ năng nhào bột làm bánh điêu luyện cũng vô cùng thú vị.

Trà lạnh – Cha Yen

cha-yen1-1594-1387859788.jpg

Một quầy bán trà xanh lưu động.

Trà đá, trà sữa có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng không nơi đâu ngon bằng ở Thái Lan. Cha yen chính là loại trà đen mang hương vị của hồi, hạt me nghiền, pha kèm sữa đặc và thêm đá. Vậy là bạn đã có một ly trà lạnh ngon tuyệt xua tan cái nóng và thỏa mãn cơn khát với hương vị đặc trưng không đâu có được.

Chè Thái

che-thai-3313-1387859788.jpg

Chè Thái đủ món.

Nguyên liệu chè vô cùng phong phú, màu sắc bắt mắt, mùi vị thơm ngon sẽ khiến du khách bối rối khi chọn lựa. Từ các nguyên liệu quen thuộc như khoai, chuối, đỗ đen, hạt sen, ngô, thạch, trân trâu….cho đến các nguyên liệu lạ như cau non, bí đỏ, củ sen, mã thầy….tạo nên những món chè hấp dẫn.

Các món xiên nướng

xien-nuong2-8169-1387859788.jpg

Cá nướng nguyên con.

Các món xiên nướng vàng ruộm khá đa dạng đủ loại thịt gà, bò, thịt lợn, cánh gà, chân gà, gan mề, tim gà… được tẩm ướp gia vị đậm đà nướng trên than hồng rực. Người Thái có khẩu vị khá đậm và cay nên khi thịt chín người bán sẽ rắc thêm chút muối bột và hạt tiêu cho thêm phần dậy mùi thơm. Các món cá, hải sản được nướng nguyên con.

Hủ tiếu xào Thái Lan hay Pad Thai

am-thuc-thai-lan-dam-phong-cac-6142-3855

Pad Thái dễ ăn.

Pad Thai với giá sống, mì hay hủ tiếu, tỏi, ớt xào cùng nước tương và rau. Pad Thai đúng chất Thái Lan thường được nêm nếm với rất nhiều tiêu và ớt cho hợp với khẩu vị người bản xứ. Tùy vào từng địa phương, Pad Thái còn được kết hợp với tôm, trứng, đậu phụ. Sợi hủ tiếu mềm, hơi dài cùng hương vị chua cay mặn ngọt tổng hòa một cách tinh tế làm nên hương vị đặc trưng cho ẩm thực đường phố Thái Lan.

Gỏi đu đủ - Som Tum

goi-du-du1-5344-1387859789.jpg

Gỏi đu đủ chua chua cay cay.

Một đĩa gỏi đu đủ cay gồm đu đủ bào sợi, đậu đũa, cà chua thái lát, ruốc tôm, rau hung quế Thái, ớt Thái, nước cốt chanh, lạc rang, tỏi giã nhỏ… Món ăn này có đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái: vị cay nồng của ớt, vị mặn của nước mắm, vị chua của chanh, vị ngọt của đường. Người ta cho lạc rang, tỏi, ớt vào cái cối giã nhỏ, sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào giã giập nhưng đủ đủ bào sợi vẫn phải giữ được độ giòn. Cuối cùng là các loại gia vị đặc trưng của Thái vào trộn đều rồi xếp ra đĩa.

Côn trùng chiên giòn

con-trung-5820-1387859789.jpg

Côn trùng vừa quen vừa lạ.

Côn trùng chiên giòn là món snack khoái khẩu của người Thái nhưng là món ăn kinh dị với du khách nước ngoài. Các loại côn trùng được tẩm ướp gia vị rồi chiên trong chảo mỡ lớn cho giòn tan và mùi thơm béo ngậy khá hấp dẫn. Một số loại côn trùng quen thuộc vùng thôn quê như cào cào, châu chấu, cà cuống, bọ xít… hay những chú bò cạp với cái càng to tướng bóng lưỡng đen sì vô cùng ấn tượng.

Bài và ảnh: Moon

Theo VnExpress.net

Văn hóa tắm thú vị các nước trên thế giới

(du lich han quoc)

Ấn Độ

Người Hindu tại Ấn Độ tin rằng, được tắm trên sông Hằng sẽ gột rửa được tội lỗi và đem đến sự cứu rỗi. Bởi vậy, buổi sáng trên sông là hình ảnh của hàng nghìn người đủ già trẻ, gái trai cùng ào xuống sông rửa mặt, tắm giặt. Đàn ông để trần và có khi khỏa thân, còn phụ nữ mặc nguyên trang phục truyền thống là sari xuống tắm.

151an3-1f0fc-5635-1387789250.jpg

Tắm trên sông Hằng để gột rửa tội lỗi. Ảnh: BBC.

Hàn Quốc

Tại xứ Kim chi, jimjilbang là nét văn hóa độc đáo và thú vị trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Đây là các nhà tắm xông hơi công cộng rộng lớn, được trang bị bồn tắm nước nóng, phân chia theo giới tính với phòng tắm, phòng xông hơi truyền thống Hàn Quốc và bàn massage. Giá vào tắm tại các nhà tắm công cộng này khá rẻ và bạn có thể ở cả ngày không chán. Mùa nào nhà tắm này cũng đông. Văn hóa này có mặt rất nhiều trong phim ảnh xứ Hàn. 

Nhật Bản

Người Nhật thích tắm tại các nhà tắm công cộng (onsen), tắm nước nóng và đặc biệt tắm giữa tiết trời tuyết, hoàn toàn khỏa thân. Để tắm, bạn phải thực hiện khá nhiều nghi thức như phải kỳ cọ thật sạch sẽ ở ngoài trước khi xuống hồ tắm chung và không được mang theo máy ảnh…

img-5342-5833-1387789250.jpg

Hình thức tắm tại các nhà tắm hơi công cộng ở Hàn Quốc đã nhiều lần lên phim.

Australia

Để tiết kiệm nước, chính phủ nước này đã khuyến khích người dân bằng các khuyến cáo cụ thể: khi xoa xà phòng thì không xả nước, gội đầu và tắm xả nước một lần chung từ đầu đến chân. Thậm chí khi vừa hát vừa tắm chỉ nên hát bài hát ngắn khoảng 2 - 3 phút.

Nicaragua

Các vị khách du lịch khi đến đất nước này được khuyến cáo chỉ nên tắm nước lạnh chứ đừng liều lĩnh tắm nước nóng. Do hệ thống nóng lạnh tại đây chỉ gồm một bộ chuyển đổi điện nhỏ lắp ngay gần vòi sen khiến rất nhiều người dân bị giật điện và chết trong lúc tắm. Tình hình này vẫn chưa được cải thiện và chỉ nên dùng nước lạnh mà thôi.

Nepal

Với nguồn nước và hệ thống bồn nước dồi dào từ trong nhà ra đến ngõ, từ trên đường phố đến các đền thờ, người dân Kathmandu (thủ đô của Nepal) có sở thích tắm ngay trên phố phường đông đúc. Đàn ông mặc quần đùi, phụ nữ vén cao tóc, quấn quanh người một tấm vải lớn và vui vẻ đùa nghịch trong vài chục phút.

sua-voi-hoa-sen-5441-1387789250.jpg

Tốt nhất là tắt bình nước nóng trước khi tắm.

Đức

Nước Đức với khá nhiều hồ nước nóng địa nhiệt thu hút đông đảo người dân và du khách đến ngâm mình. Trong số các địa chỉ, Baden-Baden là thị trấn nổi tiếng nhất với nhiều spa tắm nước nóng lớn, dịch vụ tốt, vừa giúp khách thư giãn vừa có tác dụng chữa bệnh.

Yutaka

Theo VnExpress.net

Làng ‘chân dài’

(du lich han quoc)

Làng Quần Vinh (Nam Định)

Cà kheo là công cụ người ngư dân miền biển dùng để lội nước đánh bắt thủy hải sản. Nhưng sau này khi các loại ghe, thuyền ra đời, những cặp cà kheo đã dần rơi vào quên lãng, và chỉ được tái hiện trong một số lễ hội dân gian truyền thống. Tuy nhiên, ở Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, việc đi lại cà kheo vẫn được duy trì và ngày càng phổ biến.

ca-kheo-8171-1387856665.jpg

Đi cà kheo lội biển cào ngao thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Ảnh: namdinh.edu.vn

Bước đến Quần Vinh, du khách không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào vùng đất lạ với những con người cao lênh khênh. Những đôi chân được nối dài bằng cà kheo được già, trẻ, gái, trai trong làng điều khiển thuần thục. Dùn khi lội biển nên những đôi chân “ngắn” nhất cũng dài chừng 1,5 m và có thể cao tới 3-4 m.

Những đôi “chân dài” ở Quần Vinh tuy lội biển, lội bùn nhưng chiếc nào chiếc nấy thẳng, đều và rất dẻo dai, chịu lực. Để có được “đôi chân” đạt chuẩn, người Quần Vinh thường chọn những thân tre được trồng ở đất thịt, có đường kính từ non nửa gang tay, đem ủ bùn ngâm ao cả năm trời và treo gác bếp cho bồ hóng bám vào đến khi có màu vàng nâu mới đóng làm cà kheo.

Nhìn người Quần Vinh đi lại bằng cà kheo thoăn thoắt nhiều người sẽ nghĩ rằng đơn giản, nhưng thật ra họ phải tập luyện một thời gian dài mới có thể đi lại như trên chính đôi chân của mình. “Đôi chân” ấy trước là để lội nước bắt tôm, cua, cá, sau như một trò chơi nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa của quê hương.

sgtt-4836-1387856665.jpg

Cà kheo là môn biểu diễn trong nhiều lễ hội. Ảnh: SGTT

Họ có thể biểu diễn đánh cầu lông, đánh đu, đấu kiếm, hát quan họ, đá bóng, chơi xà đơn, xà kép, đấu vật... trên chính đôi chân dài hàng mét ấy. Giữ thăng bằng đã khó, thi đấu, biểu diễn trên cà kheo lại càng khó hơn. Nhìn những bước chân di chuyển linh hoạt trên sân bãi, họ chẳng khác nào những nghệ sĩ chân dài đích thực.

Làng Jun (Gia Lai)

Trái ngược với ngư dân miền biển, cà kheo được đồng bào dân tộc Tây Nguyên sử dụng chủ yếu để tránh bị dính đất cát vào người làm bẩn nhà vào những ngày mưa lũ, hoặc bước lên nhà sàn thay vì phải sử dụng cầu thang. Ngày nay, khi những con đường lầy lội bùn đất đã dần được thay thế bởi những con đường bê tông sạch sẽ thì những chiếc cà kheo cũng biến mất dần.

653756-7256-1387856666.jpg

Trẻ em làng Jun thành thạo đi lại với cà kheo. Ảnh: vntimes

Tuy nhiên, làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, Gia Lai là một ngoại lệ. Cà kheo giống như đôi chân thứ hai của dân làng Jun khi lội qua vũng lầy lội trên đường, nhảy xoang trong các lễ hội. Không ít người phải “mắt tròn, mắt dẹt” khi thấy dân làng đi cà kheo phơi quần áo, thậm chí thi chạy đua, đá bóng bằng cà kheo.

Ngôi làng nhỏ với mái nhà sàn xinh xắn nằm nép mình dưới bóng cổ thụ cao vút, xanh rì lúc nào cũng có những lứa nhỏ tập bước cà kheo. Ngã lên, ngã xuống là thế nhưng tiếng nói cười rộn rã, lũ nhỏ vẫn kiên trì bước chậm từng bước. Theo thời gian, những bước chân nhanh hơn rồi xoay, sang trái, sang phải một cách thuần thục. Ban đầu là đi, rồi sau đó là chạy, là kết hợp biểu diễn trò vui với cà kheo.

Tuy cà kheo ở làng Jun không cao như ở Quần Vinh (Nam Định) nhưng khó đi hơn dưới nước vì nền đất cứng, độ nguy hiểm cao hơn. Nhưng không phải vì thế mà những đôi chân cà kheo mất đi sự duyên dáng, uyển chuyển của mình. Cũng như cà kheo làng biển, những đôi chân dài ở làng Jun đã bước đi tới những vùng miền xa xôi của đất nước như Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Phước.

Vy An

Theo VnExpress.net

23.12.13

Một số hình ảnh về Hàn Quốc

Khi đi du lịch Hàn Quốc hãy ghi lại những bức ảnh đẹp về con người, phong cảnh và gửi cho chúng tôi để mọi người cùng biết về Hàn Quốc cũng giống như bạn









Người tị nạn Triều Tiên: Hàn Quốc không phải là thiên đường

Khi đến miền đất hứa, một trong những xã hội tư bản cạnh tranh nhất của châu Á, nhiều người Triều Tiên nhận ra rằng giấc mơ đang dần tan biến khi phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, bị phân biệt đối xử và thậm chí lo sợ cho an toàn của bản thân.



Trong cuộc phỏng vấn trên Thông tấn xã Trung ương và đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên vào 20.12, bà Choi Kye-soon, 64 tuổi, nói rằng từ giây phút đầu tiên đặt chân lên miền Nam, bà đã bị đối xử “không giống con người”.

Bà đã sống trong cô đơn và không có bất cứ họ hàng nào ở miền Nam. Bà chửi rủa xã hội Hàn Quốc thật tồi tệ, khiến cuộc sống của bà trở nên khốn khổ hơn.

Câu chuyện của bà Choi chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện kể về những khó khăn mà người tị nạn Triều Tiên phải đối mặt khi tới Hàn Quốc. Trên thực tế, “giấc mơ đổi đời” của người Triều Tiên đã bị đánh gục ngay tại “thiên đường” mà họ hằng mong mỏi.

Điều đầu tiên mà tất cả những người tị nạn Triều Tiên gặp phải khi đặt chân tới miền Nam chính là định kiến. Người Hàn Quốc không hề quan tâm tới sự đói khổ của những người miền Bắc và nếu nguồn gốc miền Bắc bị phát hiện, người tị nạn sẽ bị kì thị và khinh bỉ.

Như trong chương trình hẹn hò thực tế SBS Jjak rất phổ biến trên truyền hình Hàn Quốc, sau khi một cô gái trẻ đẹp - từng trở thành niềm mơ ước của những người đàn ông trên chương trình, nói rằng cô từng là người Triều Tiên, tất cả những người đàn ông liền mất hứng thú với cô, ngoại trừ một anh chàng vốn là con trai của một nông dân nghèo.

Cách nhìn không mấy thiện cảm mà người miền nam dành cho người miền bắc cũng được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. "Nhân vật miền Bắc đầu tiên được tái hiện trên truyền hình là một người đàn ông cục mịch. Anh ta không dùng xà phòng, không biết sử dụng toilet và nhiều thứ nữa", Douglas Shin, một nhà hoạt động nhân quyền từ Los Angeles, cho hay.

Thất nghiệp

Nhưng định kiến chỉ mới là bước mở đầu, bởi sau những giây phút đầu tiên, họ đã phải ngay lập tức đối diện khó khăn thứ hai, chính là tìm việc làm. Trên thực tế, người Triều Tiên không thể tìm được việc làm tốt hoặc thậm chí là không thể tìm được việc tại Hàn Quốc bởi lẽ:

(1) Sự phân biệt đối xử, hậu quả của định kiến đối với người Triều Tiên. Theo ông Oh – một cảnh sát Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc, nói rằng ông đã trốn đến Seoul được một năm nhưng không thể kiếm một việc làm tử tế và "giấc mơ Hàn Quốc" đang tan dần, bởi lẽ chất giọng miền Bắc khiến người ta nhìn ông một cách khinh bỉ và nghi ngờ.

Trong khi đó, những ai may mắn kiếm được việc làm phù hợp thì lại đối mặt với những định kiến xã hội trong môi trường làm việc, bởi mỗi khi chất giọng miền bắc của họ cất lên, họ lại nhận được những cái cau mày.

Thậm chí ông Kim Seung-chul, 52 tuổi, một người trốn chạy khỏi Triều Tiên, hiện đang điều hành một đài phát thanh ở Seoul phát sóng tin tức về Triều Tiên, còn bị "mất việc tại một trung tâm buôn bán ôtô bởi chất giọng Triều Tiên".

(2) Không có kĩ năng thích hợp để thích nghi với cuộc sống hiện đại và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong xã hội Hàn Quốc, bằng cấp tại Triều Tiên cũng không được chấp nhận.

Ông Oh – một cựu cảnh sát Triều Tiên nói rằng “các chủ doanh nghiệp nghĩ rằng người miền bắc là vô tích sự. Họ thà thuê công nhân từ các nước Đông Nam Á”. Để khuyến khích các công ty tuyển dụng người miền Bắc, chính phủ Hàn Quốc chấp nhận trả một nửa tiền công. Tuy nhiên, những kỹ năng mà người tị nạn học được ở Triều Tiên trở nên vô dụng ở đây và bằng cấp của họ cũng không được công nhận.

(3) Sự hiếu chiến của giới lãnh đạo Triều Tiên đã khiến hầu hết người Hàn Quốc, đặc biệt là các ông chủ, có ác cảm và cho rằng người Triều Tiên là những kẻ hiếu chiến.

Theo Park Kun-ha – thành viên Tổ chức Đoàn kết trí tuệ Triều Tiên, công việc đầu tiên ông tìm được ở Hàn Quốc là nhân viên gác cổng, nhưng sau một vài ngày, ông chủ mới bày tỏ sự nhẹ nhõm vì thấy rằng nhân viên mới không phải là "kẻ hiếu chiến" như ông ta từng lo ngại.

Nhìn chung, những người Triều Tiêu vượt biên không có nhiều vị trí tốt ở Hàn Quốc. Đa phần trong số họ có những công việc mới tầm thường. Tỉ lệ người tị nạn thất nghiệp là 12% vào năm 2012, trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc chỉ là 3,8%.
Bất công xã hội

Thứ ba, ngay cả khi đã ổn định được việc làm, họ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải chịu sự bất công. Theo một cuộc nghiên cứu, cứ 10 người thì có 1 người vượt biên gặp rắc rối với pháp luật của Hàn Quốc. Cứ 9 người phụ nữ tị nạn ở Hàn Quốc thì có 1 người bị quấy rối tình dục hoặc bị hãm hiếp, và 1/3 cho rằng, đã hành nghề mại dâm ít nhất một lần. 60% những người mới đến không muốn tiết lộ nguồn gốc của mình.

Khi đến miền đất hứa, một trong những xã hội tư bản cạnh tranh nhất của châu Á, nhiều người Triều Tiên nhận ra rằng giấc mơ đang dần tan biến khi phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, bị phân biệt đối xử và thậm chí lo sợ cho an toàn của bản thân.

Theo ông Kim Seung-chul, mặc dù sống ở Hàn Quốc tốt hơn nhưng sự cô đơn và khó khăn khiến tất cả người tị nạn Triều Tiên đều cảm thấy muốn trở về. "Thật là lạ nhưng tất cả chúng tôi đều nhớ Triều Tiên", ông Kim cho biết. "Ở đây, bạn có đồ ăn tối và đồ uống ở công ty nhưng không ai đến thăm nhà của đồng nghiệp. Ở miền Bắc, nhà của hàng xóm chẳng khác gì nhà của bạn, cái đó làm tôi nhớ".

Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, số người bỏ trốn đến Hàn Quốc đã giảm nhiều trong những năm gần đây. Năm 2009 là 2900 người, năm 2010 là 2.402 người, năm 2011 là 2706 người, và năm 2012 đã giảm 44% còn 1.509 người.

Mặc dù truyền thông phương Tây thường tung hô rất nhiều câu chuyện thành công về người tị nạn Triều Tiên tại Hàn Quốc, nhưng phần lớn những người tị nạn đều sống trong cực khổ và mức sống thấp. Thiên đường mà họ hằng mơ ước đã biến thành địa ngục, và quê hương mà họ luôn chối bỏ lại là nơi cuối cùng họ muốn trở về.